Cách chơi Ngộ Không là vấn đề được khá nhiều người quan tâm, bởi đây là một vị tướng đấu sĩ đường Caesar quen thuộc trong Liên Quân Mobile. Ngộ Không còn được được biết đến với cái tên Tề thiên đại thánh, vị tướng có khả năng đi rừng cực kỳ bá đạo, đặc trưng với những cú vung gậy tấn công chí mạng, sự thoắt ẩn thoắt hiện với khả năng tàng hình độc đáo.
Nếu bạn cũng quan tâm đến Ngộ Không và muốn tìm hiểu thêm về vị tướng này cũng như học cách chơi đơn giản thì đừng bỏ lỡ nội dung hướng dẫn chi tiết dưới đây nhé!
Điểm mạnh và điểm yếu của Ngộ không
Điểm mạnh của Ngộ Không
- Ngộ Không sở hữu combo chiêu thức có khả năng tạo nên một lượng sát thương vật lý cực lớn.
- Ngộ Không có khả năng tàng hình độc đáo, giúp vị tướng này thoắt ẩn thoắt hiện khiến đối thủ rơi vào thế bị động, khó lường.
- Ngộ Không có tốc độ di chuyển nhanh và khả năng khống chế trên diện rộng.
Với những điểm mạnh và lợi thế như trên, Ngộ Không được đánh giá là một Sát thủ thực thụ và vượt trội trong Liên Quân Mobile.
Điểm yếu của Ngộ Không
Bên cạnh những điểm mạnh thì bất cứ vị tướng nào cũng đều có những điểm yếu nhất định, và Ngộ Không không phải là ngoại lệ:
- Lượng máu của Ngộ Không không quá cao mặc dù là một đấu sĩ “thứ thiệt”. Nói đúng hơn thì Ngộ Không là máu giấy.
- Mặc dù Ngộ Không sở hữu combo các chiêu thức tuyệt vời với khả năng sát lượng lớn nhưng phạm vi của combo các chiêu thức này lại khá hẹp, điều này sẽ cực kỳ bất lợi cho đội hình trong các cuộc giao tranh tổng.
Tướng đồng minh và khắc chế Ngộ Không
Tướng đồng minh
Trong cách chơi Ngộ Không, người chơi có thể lựa chọn thêm các tướng đồng minh khác, là những tướng có khả năng khống chế cứng để cố định mục tiêu như Baldum hay Gildur bởi họ sẽ giúp cho Tề thiên đại thánh hoạt động theo cách mạnh mẽ nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn một số vị tướng có khả năng thu hút sự chú ý như Capheny hay Fennik, bởi khả năng của các tướng đồng minh này sẽ giúp phân tán sự chú ý để Ngộ Không có đủ không gian hoạt động với tối đa khả năng.
Tướng khắc chế Ngộ Không
Mặc dù một số khống chế sẽ có lợi cho Ngộ Không nhưng nếu là các tướng có khả năng khống chế cứng như Arum, Gildur, Aleister thì Ngộ Không sẽ vô cùng khó chịu. Việc khống chế cứng một cách liên tục sẽ khiến cho Ngộ Không bị cố định với lượng máu thấp và vị tướng này sẽ không chịu được quá lâu khi bị cố định như thế.
Combo chiêu thức của Ngộ không
- Đầu tiên, Ngộ Không dùng chiêu 2 – Cân đẩu vân để gây sát thương cho đối thủ;
- Tiếp đến, Ngộ Không dùng chiêu 1 – Phân thân thuật để đổi vị trí gây sát thương;
- Sau đó, Ngộ Không dùng chiêu cuối – Gậy như ý để khống chế và cố định mục tiêu của mình;
- Cuối cùng, Ngộ Không lại tiếp tục sử dụng chiêu 2 – Cân đẩu vân để kết liễu đối thủ hoặc rút lui khỏi cuộc giao tranh.
Dưới đây là chi tiết bộ chiêu thức Ngộ Không:
Nội tại – Vô địch thiên hạ
Đòn đánh thường tiếp theo của Ngộ Không sau khi tung một chiêu thức thường được cường hóa gây nên 330 (+14 mỗi cấp) (+1.0 công vật lý) sát thương vật lý. Ngoài ra, các đòn đánh thường này còn khiến cho Ngộ Không có khả năng áp sát mục tiêu ngay lập tức. Đặc biệt, Ngộ Không còn được sở hữu sẵn 15% tỷ lệ chí mạng nữa đấy nhé.
Chiêu 1 – Phân thân thuật
Với chiêu thức này, Ngộ Không sẽ bước sang trạng thái tàng hình ngay lập tức. Đồng thời được tăng 40% tốc chạy trong 1 giây sau khi tung chiêu.
Chiêu 2 – Cân đẩu vân
Với chiêu thức này, Ngộ Không cường hóa bản thân, từ đó tăng 100/120/140/160/180/200 giáp vật lý và giáp ghép trong vòng 3 giây, sau đó sẵn sàng lướt về phía trước để tham gia đại chiến 500 hiệp.
Chiêu 3 – Gây như ý
Sử dụng chiêu 3 – Gậy như ý, Ngộ Không sẽ vung gậy để tấn công những kẻ địch xuất hiện xung quanh. Sau khi tung chiêu, Ngộ Không có khả năng gây 150/190/230 (+0.5 công vật lý) sát thương vật lý. Với lượng sát thương vật lý như vậy, kẻ địch sẽ bị làm choáng trong vòng 1 giây.
Ngoài ra, Ngộ Không cũng có thể kích hoạt chiêu thức này một lần nữa sau 5 giây để giải trừ tàng hình, hiệu ứng giảm tốc, đồng thời gia tăng tốc chạy lên khoảng 40% trong 1 giây.
Bảng ngọc dành cho Ngộ Không
- Ngọc đỏ: 10 viên tỷ lệ chí mạng/sát thương chí mạng. Đỏ III có tỷ lệ chí mạng + 0.7%, sát thương chí mạng 3.6%.
- Ngọc xanh: 10 viên công vật lý / xuyên giáp. Xanh lục III có tỷ lệ chí mạng +0.5%, máu tối đa +60.
- Ngọc tím: 6 viên Máu/tỷ lệ chí mạng / 4 viên hút máu. Tím III có công vật lý +0.9, xuyên giáp +6.4.
Với bảng ngọc trên, khi thực hiện cách chơi Ngộ Không, người chơi sẽ được tối đa hóa sức mạnh với các điểm tỷ lệ chí mạng, công vật lý và xuyên giáp. Bên cạnh đó, vị Tề thiên đại thánh này còn có được một ít điểm cộng máu tối đa, từ đó bù đắp được cho nhược điểm lượng máu thấp của mình.
Cách lên trang bị cho Ngộ Không
- Kiếm truy hồn và Giày du mục: các trang bị rừng này giúp cho Ngộ Không có được các điểm mạnh cần để thực hiện việc dọn quái rừng nhanh chóng, từ đó tận dụng được phần thời gian dư ra để đảo đường và hỗ trợ đồng đội của mình liên tục.
- Thánh kiếm, Song đao bão tạp và Phức hợp kiếm: các trang bị này giúp Ngộ Không cường hóa tối đa sức mạnh. Nhờ đó, với công vật lý, lượng sát thương chí mạng cùng tốc đánh, tốc chạy hiện có, Tề thiên đại thánh có đủ khả năng ra một đòn gậy và đựa pháp sư hay xạ thủ của đội hình đối phương lên bảng điểm số.
- Giáp hộ mệnh: món trang bị cuối cùng thực sự cần thiết cho Ngộ Không giúp vị tướng này gia tăng thêm khả năng sống sót sau những cuộc giao tranh, đồng thời tạo nên khả năng hồi sinh để quẫy 2 lần.
Phù hiệu và phép bổ trợ cho Ngộ Không
Về phù hiệu, Ngộ Không có thể sử dụng các phù hiệu chính như Vực hỗn mang, lướt tăng ST, tăng ST hay Ma tính; cũng có thể sử dụng các phù hiệu phụ như Tháp quang minh, tăng ST, chí mạng.
Bộ phù hiệu này cho thấy việc cường hóa mạnh mẽ trong lối chơi của Ngộ Không với các điểm ở nhánh Vực hỗn mang, lướt tăng ST, tăng ST, Ma tính sẽ giúp vị tướng này sử dụng combo chiêu 2 lần, bởi khả năng giảm mạnh hồi chiêu 1 và chiêu 2. Ngoài ra, nhánh phụ Tháp quang minh cũng có thể giúp Ngộ Không tăng ST và chí mạng.
Về phép bổ trợ, người chơi Ngộ Không thường sử dụng đi rừng hoặc đi top. Khi đi rừng, vị tướng này nên mang theo phép bổ trợ Trừng trị; còn khi đi top thì không thể thiếu phép bổ trợ Bộc phá nhằm tối ưu hóa khả năng sát thương.
Cách chơi Ngộ Không đơn giản
Giai đoạn đầu trận
Giai đoạn đầu là giai đoạn mà Ngộ Không có thể tạo nên một lượng sát thương vô cùng lớn từ kỹ năng vốn có của mình. Do đó, trong giai đoạn này, người chơi Ngộ Không cần tập trung dọn lính khi đi đường hoặc ăn quái rừng một cách nhanh chóng nhất, sau đó tận dụng phần thời gian dư để đảo đường hỗ trợ đồng đội một cách hiệu quả.
Giai đoạn giữa trận
Giữa trận đấu là thời gian mà Ngộ Không cần nhắm đúng mục tiêu, đồng thời tính toán được lượng sát thương có thể tạo ra một cách chính xác để làm thế nào có thể hạ gục được đối thủ và mang lại lợi thế tiền cho mình và đồng đội. Lúc này, Ngộ Không nên xuất hiện ở những cuộc giao tranh nhỏ lẽ giữa trận đấu, đồng thời tránh tối đa ánh nhìn của các tướng chống chịu trong đội hình của đối thủ.
Giai đoạn cuối trận
Cuối trận đấu, trong đội hình của đối phương, hầu hết các tướng chống chịu hay tướng đỡ đòn đều đã được đối thủ trang bị đầy đủ và trở nên vô cùng mạnh mẽ. Do đó, Ngộ Không cần xác định rõ từng mục tiêu, từ đó phân ra danh sách những mục tiêu cần hạ gục trước, danh sách các mục tiêu nên cho qua.
Việc “hổ báo”, không phân biệt mục tiêu mà sốc sát thương một tướng đỡ đòn nào đó trong đội hình của đối phương có thể tạo cơ hội cho các pháp sư, xạ thủ của đối phương dâng cao vị trí, từ đó gây bất lợi cho Ngộ Không cùng đội hình của mình.
Lưu ý và mẹo trong cách chơi Ngộ không
- Ngộ Không có sức mạnh cao ở giai đoạn đầu và giữa trận đấu nên nếu bạn kéo dài trận đấu tới những phút cuối sẽ gây nên sự bất lợi cho vị Tề thiên đại thánh này;
- Bạn nên tận dụng tối đa sức mạnh của Ngộ Không ở đầu và giữa game để tìm cách kết thúc trận đấu nhanh nhất có thể;
- Người chơi Ngộ Không phải xác định rõ mục tiêu quan trọng từ trước khi tham gia giao tranh để phát huy tối ưu sức mạnh, tránh trường hợp chưa cống hiến được gì cho đội hình đã bị lên bảng điểm số.
Mẹo khắc chế Ngộ không
Nếu bạn đối mặt với Ngộ Không trong đội hình của đối phương thì cũng đừng quá lo lắng bởi trên thực tế có rất nhiều cách giúp bạn khắc chế vị Tề thiên đại thánh này.
- Bạn có thể lên đồ hỗ trợ ma nhãn để nhìn thấy hoặc đoán trước được nước đi tiếp theo của Ngộ Không thông qua khả năng phát hiện sự tàng hình;
- Bạn cũng có thể sử dụng các tướng khắc chế Ngộ Không với khả năng khống chế cứng như Aleister, Arum, Baldum…
Lời kết
Trên đây là nội dung hướng dẫn chi tiết về tướng Ngộ Không và cách chơi Ngộ Không vô cùng đơn giản. Việc hiểu về vị tướng này sẽ giúp bạn có những lựa chọn tối ưu khi lên đồ trang bị, bảng ngọc, phù hiệu, tướng đồng minh hay combo các chiêu thức để phát huy tối đa sức mạnh của đại thánh, cống hiến hiệu quả cho mỗi trận đấu. Chúc bạn có được những trải nghiệm game thú vị ở vai trò của Tề thiên đại thánh nhé.